Lịch sử Đài_Bắc

Cổng Bắc cũ của Đài Bắc hoàn thành vào năm 1884.

Trước khi dòng người Hán nhập cư đáng kể, khu vực lưu vực Đài Bắc chủ yếu là nơi sinh sống của thổ dân Ketagalan. Số lượng người Hán nhập cư tăng dần vào đầu thế kỷ 18 dưới thời nhà Thanh sau khi triều đình bắt đầu cho phép phát triển khu vực. Năm 1875, phần phía bắc của hòn đảo được sáp nhập vào tỉnh Taipeh mới.

Nhà Thanh của Trung Quốc đã biến Taipeh-fu trở thành thủ phủ lâm thời của hòn đảo vào năm 1887 khi được tuyên bố là một tỉnh (tỉnh Phúc Kiến-Đài Loan). Taipeh chính thức trở thành thủ phủ của tỉnh vào năm 1894.

Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan vào năm 1895 theo Hiệp ước Shimonoseki sau Chiến tranh Thanh-Nhật lần thứ nhất. Đài Loan trở thành thuộc địa của đế quốc Nhật Bản với Taihoku (trước đây là Taipeh-fu) vẫn là thủ phủ của nó. Thành phố được quản lý dưới tỉnh Taihoku. Các nhà cai trị người Nhật ở Đài Loan đã bắt tay vào một chương trình quy hoạch đô thị tiên tiến với các tuyến đường sắt rộng lớn. Một số địa danh của Đài Bắc và các tổ chức văn hóa có từ thời kỳ này.

Sau khi Nhật Bản đầu hàng Hoa Kỳ năm 1945, quyền kiểm soát Đài Loan đã được trao cho Trung Hoa Dân Quốc (Trung Hoa Dân Quốc). Sau khi mất Trung Quốc đại lục vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc trong Nội chiến Trung Quốc, các nhà cầm quyền của Quốc dân Đảng đã di dời Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tới Đài Loan và tuyên bố Đài Bắc là thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc vào tháng 12 năm 1949. Giới cầm quyền Quốc dân Đảng của Đài Loan coi thành phố này là thủ phủ của Tỉnh Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) và sự kiểm soát của họ theo lệnh của Tổng lệnh số 1.

Năm 1990, Đài Bắc chứng kiến cuộc biểu tình của sinh viên Wild Lily, sự kiện đã chuyển xã hội Đài Loan từ chế độ độc đảng sang chế độ dân chủ đa đảng vào năm 1996. Thành phố này đã từng là trụ sở của chính phủ quốc gia được bầu cử dân chủ của Đài Loan.

Ban đầu

Khu vực mà nay là bồn địa Đài Bắc trước thế kỷ XVIII từng là nơi cư trú của các bộ tộc người Ketagalan.[8] Người Hán chủ yếu đến từ Phúc Kiến bắt đầu định cư tại bồn địa Đài Bắc vào năm 1709.[9][10]

Vào cuối thế kỷ XIX, khu vực Đài Bắc là nơi định cư chủ yếu của người Hán ở miền bắc Đài Loan và trở thành một thương cảng giao thương với hải ngoại. Đạm Thủy, nơi mà nay cách Đài Bắc khoảng 20 km về phía tây bắc đã được hưởng lợi nhiều từ việc bùng nổ thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu chè. Năm 1875, phần phía bắc của Đài Loan được tách ra khỏi phủ Đài Loan (tiếng Trung: 臺灣府) và hợp nhất thành phủ Đài Bắc mới của chính quyền nhà Thanh.[11] Được thành lập bên cạnh các thị trấn hưng thịnh là Vạn Hoa, Đại Long Động, và Đại Đạo Trình, phủ lị mới được gọi là Thành Nội (tiếng Trung: 城內), và tri phủ được xây dựng nên. Từ năm 1875 (dưới triều nhà Thanh) cho đến khi người Nhật kiểm soát vào năm 1895, Đài Bắc là một phần của huyện Đạm Thủy của phủ Đài Bắc và là phủ lị.

Năm 1885, khi Đài Loan được tuyên bố là một tỉnh, thành Đài Bắc trở thành tỉnh lị. Đài Bắc duy trì vị thế là tỉnh lị tạm thời trước khi được chính thức hóa vào năm 1894. Tất cả dấu tích còn lại từ thành phố từ thời nhà Thanh là Bắc Môn. Tây Môn và tòa thành đã bị người Nhật phá hủy trong khi Nam Môn, Tiểu Nam Môn và Đông Môn đã bị thay đổi rất nhiều trong thời kỳ Quốc Dân đảng và mất đi nhiều đặc điểm ban đầu.

Đài Loan thuộc Nhật

Tòa nhà chính quyền tỉnh Taihoku vào những năm 1910 (nay là tòa nhà giám sát viện Trung Hoa Dân Quốc)..

Sau khi thất bại trong chiến tranh Thanh-Nhật, Trung Quốc đã nhượng Đài Loan cho Đế quốc Nhật Bản vào năm 1895[10] như một phần của Hiệp ước Shimonoseki. Sau khi Nhật Bản nắm quyền kiểm soát, Đài Bắc được gọi là Taihoku (Đài Bắc châu) trong tiếng Nhật, và thành phố vẫn duy trì là thủ phủ và nổi bật như một trung tâm chính trị của Chính quyền Thực dân Nhật Bản.[11] Trong thời kỳ này, thành phố được xây dựng với các đặc điểm của một trung tâm hành chính, bao gồm nhiều tòa nhà công và các nhà cửa theo phong cách Nhật Bản. Nhiều kiến trúc của Đài Bắc ngày nay được xây dựng từ thời Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản, như phủ Tổng thống vốn là Văn phòng Tổng đốc Đài Loan.

Trong thời kỳ Nhật Bản cai trị, Taihoku được hợp nhất vào năm 1920 như là một phần của huyện Taihoku (台北縣, Đài Bắc huyện). Bao gồm Vạn Hoa, Đại Long Đông, và Thành Nội cùng một số khu định cư khác. Làng phía đông Matsuyama (松山區) được sáp nhập vào thành phố Taihoku năm 1938. Cùng với thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương và sau đó là đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, Quốc Dân đảng đã thu hồi chủ quyền Đài Loan. Sau đó, một văn phòng lâm thời của Thống đốc tỉnh Đài Loan đã được lập tại Đài Bắc.[12]

Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc

Đi cùng tổng thống Tưởng Giới Thạch, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower vẫy tay chào đám đông trong chuyến thăm Đài Bắc vào tháng 6 năm 1960..Nhà tưởng niệm Quốc gia Tưởng Giới Thạch ở Quảng trường Tự do của Đài Bắc, nơi diễn ra các cuộc biểu tình dân chủ đại chúng vào những năm 1980 và đầu những năm 1990 dẫn đến việc Đài Loan chuyển sang chế độ dân chủ đa đảng..

Ngày 7 tháng 12 năm 1949, chính quyền Quốc Dân Đảng dưới sự chỉ đạo của Tưởng Giới Thạch, đã tuyên bố Đài Bắc là thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc sau khi chính thể này phải rời bỏ Trung Quốc đại lục trong Nội chiến Trung Quốc, và thủ đô chính thức vẫn được tuyên bố là Nam Kinh.[13][14]

Đài Bắc được mở rộng trên thực tế trong các thập kỷ sau năm 1949, và được Hành chính viện chính thức thông qua vào ngày 30 tháng 12 năm 1966, Đài Bắc được tuyên bố là một thành phố trực thuộc trung ương đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1967 và có vị trí hành chính ngang với tỉnh.[10] Trong các năm sau, thành phố Đài Bắc tiếp tục mở rộng với việc sáp nhập Sỹ Lâm, Bắc Đầu, Nội Hồ, Nam Cảng, Cảnh Mỹ, và Mộc Sách. Vào lúc này, tổng diện tích thành phố đã tăng lên gấp bốn lần và dân số tăng lên 1,56 triệu người.[10]

Dân số thành phố đạt tới một triệu vào đầu thập kỷ 1960, và tăng nhanh chóng sau năm 1967, vượt qua mốc 2 triệu vào giữa thập kỷ 1970. Mặc dù vậy dân số tại thành phố đần dần tăng chậm lại sau đó[12] — dân số thành phố tương đối ổn định từ giữa thập kỷ 1990 và Đài Bắc vẫn duy trì là một trong những vùng đô thị đông dân nhất thế giới, và dân số tiếp tục tăng tại các khu vực xung quanh thành phố, đặc biệt là dọc theo hành lang giữa Đài Bắc và Cơ Long.

Năm 1990, 16 quận của thành phố Đài Bắc được tổ chức lại thành 12 quận như ngày nay.[15] Các cuộc biểu tình dân chủ hàng loạt năm đó tại quảng trường xung quanh Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch đã dẫn đến một sự chuyển tiếp trên toàn đảo sang nền dân chủ đa đảng, nơi các nhà lập pháp được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử phổ biến theo lịch trình thường xuyên, trong nhiệm kỳ tổng thống của Lý Đăng Huy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đài_Bắc http://www.dlink.com/corporate/operations http://www.etaiwannews.com/etn/news_content.php?id... http://www.etaiwannews.com/etn/news_content.php?id... http://www.euromonitor.com/Euromonitor_Internation... http://www.flightglobal.com/pdfarchive/view/2004/2... http://books.google.com/books?id=2p-aAAAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=2p15NToHH2oC&pg=P... http://books.google.com/books?id=lPzsB_wJQW0C&pg=P... http://books.google.com/books?id=wovltKk7JUkC&pg=R... http://books.google.com/books?id=yKUQE-xdQhsC&pg=P...